Địa Ốc Châu Long luôn cam kết: sự hài lòng của khách hàng là niềm đam mê của chúng tôi.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC SCHEMA.ORG

Bạn có biết các chuyên gia SEO khuyên chúng ta nên học gì vào chiến lược SEO năm 2020? Schema  là một trong những nội dung của SEO kỹ thuật quan trọng được nhắc đến, nó ví như một “viên ngọc ẩn” nếu bạn biết cách khai thác thì hẳn sẽ có kết quả tuyệt vời đến với website của bạn. Vậy Schema là gì? Công dụng của Schema? Các loại Schema? Trang web của tôi có thể áp dụng loại schema nào? Giờ mình cùng tìm hiểu dữ liệu có cấu trúc schema ha!

Dữ liệu có cấu trúc schema.org

Schema là gì?

Schema là một đoạn mã (code) đánh dấu các dữ liệu trên website. Mục đích cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trang web. Nói đến code thì có nhiều bạn sẽ “sợ” bởi vì không biết, nhưng không sao vì bản thân của mình cũng có biết đâu. Mình cam kết, nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn bạn sẽ áp dụng được. Rất đơn giản! Bạn đừng lo.

Công dụng của Schema?

Ngoài việc giúp các công cụ tìm kiếm hiểu website hơn thì khi thêm mã cấu trúc schema vào HTML ở thẻ <head> sẽ giúp trang của bạn hiển thị ở kết quả tìm kiếm một cách nổi bật hơn (tùy vào từng loại schema sẽ có cách hiển thị khác nhau).
Nội dung


Các công cụ tìm kiếm sử dụng schema?

Các công cụ tìm kiếm công nhận có sử dụng schema là Google, Bing, Yandex, Yahoo!. Theo mình thấy kết quả hiện thị schema trên Google phổ biến nhất. Lý do là trang web của Kim Quang có triển khai schema FAQ (bạn có thể tìm kiếm trên Google “cho thuê văn phòng quận 2 site:chothuevanphonghcm.com” để xác minh) ở trên Google có cập nhật, nhưng bên Bing đến thời điểm mình viết bài này thì chưa.
Google là công cụ tìm kiếm áp dụng schema phổ biến nhất
Google là công cụ tìm kiếm áp dụng schema phổ biến nhất

Có các loại Schema nào?

Schema có rất nhiều loại. Bạn có thể xem đầy đủ các tài liệu đó trên schema.org. Trong bài viết này, mình sẽ cập nhật cho các bạn 27 loại schema được hướng dẫn bởi Google (Schema google). Hiện Google có thêm 2 schema đang thử nghiệm (khi nào có mình sẽ cập nhật sau)
1. Bài viết - Article
2. Đường dẫn (Tập hợp liên kết phân cấp) - Breadcrumb
3. Sách - Book
4. Băng chuyền - Carousels
5. Thông tin liên hệ của doanh nghiệp - Corporate Contact
6. Khóa học - Course
7. Bài đánh giá phê bình - Critic review
8. Tập dữ liệu - Dataset
9. Điểm xếp hạng tổng hợp về nhà tuyển dụng - Employer Aggregate Rating
10. Sự kiện - Event
11. Xác minh tính xác thực - Fact Check
12. Câu hỏi thường gặp - FAQ
13. Hướng dẫn – How to
14. Tin tuyển dụng - Job Posting
15. Phát trực tiếp - Livestream
16. Doanh nghiệp địa phương - Local Business Listing
17. Biểu trưng - Logo
18. Phim - Movie
19. Nghề nghiệp - Occupation
20. Sản phẩm - Product
21. Hỏi và đáp - Q&A
22. Công thức - Recipe
23. Đoạn trích đánh giá - Review snippet
24. Hộp tìm kiếm liên kết trang web - Sitelinks Searchbox
25. Ứng dụng phần mềm - Software App
26. Nội dung đăng ký và nội dung có tường phí - Subscription and paywalled content
27. Video

Trang web của tôi có thể áp dụng schema nào?

Nếu bạn đã xem mình liệt kê 27 loại trên đây thì bạn cũng biết phần nào về schema mình có thể sử dụng được. Ngoài ra các loại schema có thể áp dụng với đa số website như: đường dẫn, thông tin liên hệ, doanh nghiệp địa phương, biểu trưng, câu hỏi thường gặp (FAQ), hộp tìm kiếm liên kết trang web.
Một số gợi ý schema:
+ Website thương mại điện tử: Sản phẩm, đánh giá
+ Website tin tức: Bài viết, sự kiện (nếu có),
+ Website viết Blog: Bài viết, đánh giá
+ Website hướng dẫn: Hướng dẫn
+ Website nấu ăn: Công thức
+ Nhà hàng: Băng chuyền

Những lưu ý khi triển khai schema?

• Điều quan trọng nhất là bạn phải tuân thủ theo nguyên tắc schema (trong bài viết này mình không đề cập các nguyên tắc trang web của bạn đủ điều kiện xuất hiện trên kết quả tìm kiếm). Mỗi schema sẽ có một nguyên tắc riêng. Nội dung hướng dẫn thực hành từng schema mình sẽ nói rõ.
• Nếu website của bạn do một công ty cung cấp và bạn quản lý bằng hệ thống CMS (hệ thống quản trị nội dung) thì bạn nên yêu cầu công ty cung cấp website triển khai thêm 1 mục dành để chèn "mã schema" vào.
• Sử dụng plugin Header Footer Code Manager để cài đặt schema website wordpress. Có nhiều plugin có thể sử dụng schema cho website wordpress. Mình sử dụng plugin này mình có thể linh động thêm các schema vào tùy từng trang web. Vì mỗi trang web có thể sử dụng các schema khác nhau, một trang có thể nhiều schema.

Lời kết
Trên đây là đôi phần giới thiệu về schema cho bạn mới bắt đầu. Hi vọng sẽ giúp một phần nào cho các bạn. Trong nội dung hướng dẫn từng schema từ A – Z, đảm bảo các bạn sẽ hiểu là làm được một cách đơn giản.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này!
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang

Bài đăng phổ biến

Nhãn